NGÀNH XUẤT BẢN CÓ TỪ BAO GIỜ? & HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY RA SAO?

01
01
'70

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, ngôn ngữ chính là thứ được phát triển mạnh mẽ nhất và trong đó, chữ viết được coi là chìa khoá để con người lưu trữ những tri thức có giá trị cho thế hệ sau. Từ đó, ngành xuất bản được ra đời mang trong mình sứ mệnh LAN TỎA TRI THỨC.

Ở Việt Nam chữ viết cổ được biết đến với vô vàn những tác phẩm nổi tiếng, những tác phẩm đó bắt đầu bằng chữ Hán, Nôm. Tuy được biến đổi từ chữ Hán nhưng chữ Nôm có những nét riêng đặc biệt để lưu giữ tiếng Việt trong thời kỳ nước ta bị đô hộ về văn hoá. Chữ Nôm ra đời vào thế kỷ X, ở triều đại Lý - Trần, trong thời này, các tác phẩm văn học - lịch sử chữ Nôm phát triển mạnh mẽ, giai đoạn này, nghề làm sách bắt đầu được chú trọng. Đây được coi như bước khởi đầu của ngành xuất bản Việt Nam! — Lương Nhữ Hộc (1420 - 1510), với 2 lần đi sứ sang nhà Minh, ông đã học nghề khắc ván in rồi về nước truyền lại cho người dân ở làng Liễu Tràng, Hồng Lục. Với kỹ thuật này, sách được in nhanh hơn, đẹp hơn so với phương pháp chép tay truyền thống. Lương Nhữ Hộc được tôn xưng là Ông tổ Nghề khắc ván in.

Năm 1927 là dấu mốc đầu tiên của nền xuất bản chính trị Việt Nam với việc biên soạn và phát hành trên phạm vi lớn tác phẩm: “Đường Cách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu mốc quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 122/SL đặt bộ phận nhà in và phát hành trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành một doanh nghiệp quốc gia lấy tên là Nhà in Quốc gia. Sau này, ngành Xuất bản Việt Nam chọn ngày 10.10 hàng năm là ngày truyền thống ngành Xuất bản- in- phát hành Việt Nam.

            Trong những năm của thế kỷ 21, ngành xuất bản Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình. Năm 2004, Việt Nam tham gia công ước Bern - Công ước về bảo vệ quyền tác giả. Mở ra một mảnh đất màu mỡ dành cho Xuất bản Việt Nam. Hiện tại, ngành Xuất bản vẫn trung thành với sứ mệnh của mình “lan toả tri thức” nhưng được nâng tầm hơn đó là tạo lập VĂN HOÁ ĐỌC cho người Việt. Những số liệu cũng như những hành động của ngành Xuất bản đang thể hiện điều đó. Doanh thu 2022 toàn ngành: ~4000 tỷ đồng (báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm 2022 của Cục XB, In, Phát hành 17.02.2023). Cả nước có hơn 57 NXB, Hơn 2050 cơ sở phát hành/công ty sách (số liệu cuối năm 2022) và không ngừng gia tăng về số lượng bao phủ rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, với trình độ dân trí ngày càng tăng, nhu cầu đọc sách cũng tăng từ 1 đầu sách/người/năm (2012) lên 6 đầu sách/người/năm (2023) cũng là cơ hội để ngành Xuất bản phát triển để phục vụ món ăn tinh thần cho người Việt. Việt Nam cũng vinh dự được các nước có nền Xuất bản mạnh trên thế giới như Đức (cái nôi của ngành xuất bản), Nhật, Hàn (thuộc các nước có tỷ lệ đọc sách cao nhất) hay là những quốc gia trong khu vực như Singgapore, Malaysia, Thái Lan quan tâm hợp tác trong lĩnh vực Xuất bản.

Đối mặt với thách thức phát triển về công nghệ, ngành Xuất bản cũng chuyển mình để đáp ứng như cầu thị trường ngày càng khó tính và mong cầu sự tiện lợi: các hình thức xuất bản hiện đại được ra đời như sách điện tử, sách nói,…Có thể nói, trong bối cảnh xã hội đòi hỏi ngày càng cao hơn  về vật chất và tinh thần thì việc học hỏi để phát triển là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Và nguồn tài liệu uy tín nhất, hiệu quả nhất không đâu khác ngoài SÁCH. Ngành Xuất bản nói chung cũng như Kinh doanh Xuất bản phẩm nói riêng đang trên đà phát triển và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

H.Ngân

Từ khóa: