NHỮNG CHIA SẺ HỮU ÍCH VỀ VĂN HOÁ ĐỌC THỜI ĐẠI 4.0
Sáng chủ nhật lúc 9h30-11h ngày 24/04/2022, buổi toạ đàm bàn về “Văn hoá đọc thời đại 4.0” dưới sự chủ trì của Chị Thái Minh Châu – Giám đốc đối ngoại ứng dụng sách nói Fonos đã diễn ra thành công tốt đẹp, tiếp thêm nhiều kiến thức cho các bạn sinh viên khoa Xuất bản – Phát hành. Tham gia toạ đàm còn có hai diễn giả là ThS Thái Thu Hoài – Phó trưởng khoa Xuất bản, Phát hành trường Đại học Văn hóa Tp.HCM cùng với TS Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thái Hà Books.
Mở đầu buổi toạ đàm, Chị Thái Minh Châu đã chia sẻ: “Năm 2021 mỗi năm người Việt Nam chỉ đọc 4,08 cuốn sách/ người” một con số quá ít so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ về vấn đề này rằng: “ Hiện nay trung bình một người Việt Nam đọc 3 cuốn sách 1 năm – trong đó có 2,3 cuốn là sách giáo khoa và tốc độ đọc sách của người Việt rất chậm trung bình chỉ 200-240 từ/ 1 phút (khoảng 1 trang), 3-4 trang/ 1 phút là tốc độ nhanh”. Ông chia sẻ thêm khi đọc sách để lấy kiến thức ứng dụng thì ông có thể đọc được 10 trang/1 phút (phương pháp đọc lướt).
Trong suốt buổi toạ đàm các khách mời đã chia sẻ rất nhiệt huyết và cung cấp những thông tin về ngành Xuất bản vô cùng hữu ích mà chỉ có là người hoạt động trong ngành mới có thể biết được.
Tương lai của ngành Xuất Bản
Về vấn đề này Cô Thái Thu Hoài chia sẻ cô là một giảng viên người dạy những thế hệ tiếp theo của ngành Xuất Bản. Cô tin tưởng vào tương lai, cô trao giá trị, gieo tình yêu sách và giá trị của ngành cho sinh viên. Tương lai ngành Xuất bản sẽ phát triển với nhiều hình thức đọc với cách tiếp cận của sách đến độc giả sẽ đa dạng hơn nữa. Cô luôn nhớ có một lần TS Hùng đã ghé qua khoa Xuất Bản – Phát hành để tặng sách và nói rằng: “ Thêm một nhà sách sẽ bớt đi một nhà tù”. Chính câu nói đó cô đã dạy khi bắt đầu môn Đại cương Xuất bản và trong suốt quá trình dạy môn khác cô vẫn luôn nhắc lại. Cô đã thổi vào cho sinh viên của khoa một ngọn lửa đam mê một niềm tự hào với ngành Xuất bản.
Ngành Xuất bản có ba chữ “K” đó là “Khó”, “Khổ”, “Khô”.
TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ cái khó thì ngành nào cũng có cái khó riêng. Cái Khổ thì đôi khi con gái học ngành này cũng phải bê vác sách, một hai thùng thì không sao nhưng bê đến vài trăm thùng một ngày thì khổ khá nặng đối với con gái. Cái khô ở đây là quá trình làm ra một quyển sách nó cứ lặp đi lặp lại nên đôi lúc nó sẽ hơi khô. Chị Thái Minh Châu tiếp lời hiện nay thì đã có audio books, ebook,… để bắt kịp với xu hướng thời đại 4.0 nên chữ khô đã được triệt tiêu bớt, chứ khổ cũng giảm đi một phần bởi vì khi làm sách nói thì cần người thu âm, chỉnh sửa và nhấn nút tải lên không cần phải bê vác như làm sách truyển thống.
Văn hoá đọc trong thời đại 4.0
Thị trường Mỹ là thị trường sách nói đứng đầu thế giới. Theo Hiệp hội các nhà xuất bản sách nói Mỹ (Audio Publishers Association), doanh thu sách nói ở quốc gia này đạt 1,3 tỷ USD năm 20220. Năm 2021, sách nói tiếp tục phát triển hai tháng đầu năm doanh thu sách nói tăng 23,7% đạt 131,6 triệu USD. Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ sách nói được bán trên nền tảng Amazon chiếm trên 70%. Sách nói ở Mỹ được ưa chuộng hơn sách truyền thống.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là thị trường tiềm năng với dân số trên 90 triệu người, trong đó 56% dưới 35 tuổi. Việt Nam còn là nước có dân số sử dụng smartphone đứng thứ 2 Đông Nam Á năm 2020 với 61,3 triệu smartphone. Chính vì thế mà ứng dụng sách nói Fonos của Công ty cổ phần Fonos đã ra đời có hơn 160 tựa sách có bản quyền từ các đơn vị xuất bản uy tín trên cả nước và được nghe thử 7 cuốn sách miễn phí điều này nhằm thúc đẩy văn hoá đọc của mỗi người. Tuy chỉ mới ra đời năm 2020 nhưng đến 2021 đã có khoảng 100.000 người sử dụng. Xu hướng sách nói ngày càng phát triển ở Việt Nam thì sẽ tạo càng nhiều điều kiện thuận lợi để sách tiếp cận nhiều hơn đến độc giả ở mọi lứa tuổi. Mặc dù sách nói phát triển nhưng sách nói sẽ không bao giờ thay thế được sách truyền thống. Sách nói chỉ là hỗ trợ cho sách truyền thống cho người đọc có thêm nhiều sự lựa chọn hình thức đọc hơn.
Nâng cao văn hoá đọc của người Việt Nam.
Văn hoá đọc tỷ lệ thuận với kinh tế nói chung. Một quốc gia phát triển chúng ta thấy rõ ràng là văn hoá đọc cũng phát triển theo. Tương hỗ tương quan hỗ trợ cho nhau tôi nghĩ về phía cá nhân với sinh viên, tôi nghĩ chúng ta phải ý thức được rằng sách chính là tri thức và các giá trị mà sách mang lại cho chúng ta rất nhiều. Đọc có nhiều mục đích : thứ nhất đọc để làm nghề, thứ hai là đọc để làm người, thứ ba đọc để chúng ta cảm thấy hạnh phúc, giải trí thư giãn nhất là trong cuộc sống xã hội bộn bề tấp nập như ngày nay, đọc sách sẽ giúp mang xua đi những sự lo toan, vướng bận của cuộc sống. Bên cạnh đó, sách còn giúp chúng ta tăng thêm sự hứng khởi trong mỗi hoạt động hàng ngày của chúng ta. Với mỗi mục đích nào thì sách cũng luôn mang lại giá trị tri thức, sách là bạn của chúng ta. Đây chính là những chia sẻ rất ý nghĩa về nâng cao văn hoá đọc của Cô Thái Thu Hoài tại buổi tọa đàm.
Kết thúc buổi toạ đàm, đại diện của Thái Hà Books thay mặt Ban tổ chức cảm ơn các khách mời đã dành thời gian tham dự buổi toạ đàm và cũng cảm ơn sự góp mặt giao lưu nhiệt tình của các bạn sinh viên khoa Xuất bản – Phát hành. Đại diện cho sinh viên tham dự, em cũng xin cảm ơn Thái Hà Books đã chuẩn bị buổi toạ đàm rất chỉnh chu và những cuốn sách tặng hay. Cảm ơn thầy, cô đã giúp cho buổi đi thực tế này của chúng em trở nên bổ ích và ý nghĩa hơn. Chúng em đã học được nhiều điều từ buổi toạ đàm này. Trải nghiệm thực tế đã gieo cho chúng em niềm đam mê sách yêu nghề, giá trị của sách mang lại không có gì cân đong đo đếm được. Điều đó chính là động lực để chúng em lan toả văn hoá đọc đến cộng đồng nhiều hơn. Cơ hội được đi thực tế cũng giúp chúng em kết nối gần hơn với các doanh nghiệp, đồng thời rút ra nhiều bài học cũng như kiến thức để vận dụng kết hợp với lý thuyết ở trường. Buổi toạ đàm hôm nay rất ý nghĩa và bổ ích đối với chúng em. Một lần nữa em xin cảm ơn Ban tổ chức đã tổ chức một chương trình ý nghĩa và thành công. Em mong trong tương lai ngành Xuất bản sẽ phát triển hơn nữa và đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bài : Quỳnh Hương – SV ĐH KDXBP 14
-
08102022
-
09102024
-
26082024
-
26042021
-
19112021
-
11062024
-
07052018
-
01092021
-
24102018
-
22072019
-
06072020
-
19122022